Ngữ pháp IELTS là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn bắt đầu ôn luyện dù ở bất kỳ trình độ nào. Trong quá trình luyện thi IELTS, không phải chủ điểm ngữ pháp IELTS nào cũng được sử dụng đến. Để giúp các bạn học tập trung vào các kiến thức ngữ pháp IELTS trọng tâm, trong bài viết này Anh ngữ UEC – địa chỉ học IELTS Đà Nẵng sẽ giới thiệu tới các bạn 25 chủ điểm ngữ pháp IELTS cho người mới bắt đầu.
Bài viết giúp các bạn xây dựng một lộ trình học ngữ pháp IELTS cô đọng nhất để áp dụng vào kỳ thi IELTS. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu và ôn luyện nhé!
Vì sao cần chú trọng ngữ pháp IELTS?
Phần ngữ pháp IELTS chiếm đến một phần lớn (25%) trong tổng số điểm bài thi IELTS của bạn. Không những vậy, ngữ pháp cũng là một trong những tiêu chí quyết định điểm của bạn ở cả 4 phần Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Việc giàu vốn từ vựng cũng không giúp gì được cho bạn nếu bạn không biết cách vận dụng ngữ pháp IELTS. Từ đó band điểm của bạn cũng bị kéo xuống. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tập trung nhiều vào các chủ điểm ngữ pháp IELTS dưới đây. Bởi vì chúng có tần suất xuất hiện rất nhiều trong bài thi của bạn.
Mục lục bài viết
Tổng hợp 25 chủ điểm ngữ pháp IELTS cho người mới bắt đầu
A – Types of Words: Các loại từ
1. Nouns: Danh từ – ngữ pháp IELTS cho người mới bắt đầu
– Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ sự vật mô tả tên gọi, địa danh, đồ vật, bí danh… Trong mục này chia thành 2 loại chính gồm danh từ chung và danh từ riêng.
- Proper nouns (Danh từ riêng): Là danh từ chỉ tên gọi, tên đường, địa điểm, một sự vật, sự việc cụ thể, xác định và duy nhất. Ví dụ như Hồ Chí Minh, Khá Bảnh, Trâm Anh, Phú Yên, Núi Đá Bia… Loại danh từ này có tính đặc trưng và tồn tại duy nhất.
- Common nouns (Danh từ chung): Là tên gọi hay mô tả sự vật, sự việc có tính bao quát, nhiều nghĩa không chủ ý nói một việc xác định duy nhất nào. Danh từ chung được chia thành 2 loại gồm:
– Danh từ cụ thể: Là các loại danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan như mắt, tai… Ví dụ như gió, tuyết, điện thoại
– Abstract nouns (Danh từ trừu tượng): Những thứ ta không cảm nhận bằng 5 giác quan được xếp vào loại danh từ này. Ví dụ như tinh thần, ý nghĩa…
– Danh từ chỉ đơn vị
Nó cũng là danh từ chỉ sự vật nhưng có thể xác định được số lượng, trọng lượng hoặc ước lượng. Loại này đa dạng và được phân chia thành các nhóm nhỏ gồm:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đơn vị tự nhiên là loại đơn vị thường sử dụng trong giao tiếp và chỉ số lượng đồ vật, con vật..Nó còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ: Miếng, con, sợi, cái, hòn, cây, cục…
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Là những đơn vị xác định trọng lượng, kích thước, thể tích và nó có độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ như lít, hacta, kg, tấn, tạ, gram….
- Danh từ chỉ thời gian: Thời gian ở đây gồm thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, quý…
- Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: Là loại danh từ không xác định chính xác số lượng cụ thể. Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp, ví dụ như nhóm, tổ, bó, đàn…
- Danh từ chỉ tổ chức: Chỉ tên những tổ chức hoặc đơn vị hành chính như quận, huyện, thôn, phường, khu phố…
– Danh từ chỉ khái niệm
Loại danh từ này không mô tả trực tiếp sự vật hoặc sự việc cụ thể, xác định mà mô tả dưới dạng nghĩa trừu tượng. Các khái niệm sinh ra và tồn tại trong nhận thức, ý thức của con người. Nói cách khác, các khái niệm này không tồn tại trong thế giới thực, đôi khi còn được gọi là tâm linh, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt, tai.
– Danh từ chỉ hiện tượng
Là các dạng hiện tượng do thiên nhiên sinh ra, do con người tạo ra trong môi trường không gian và thời gian. Loại này được chia thành các nhóm nhỏ sau:
- Hiện tượng tự nhiên: Như mưa, sấm sét, gió, bão. Không có tác động từ ngoại lực, do tự nhiên sinh ra.
- Hiện tượng xã hội: Như chiến tranh, nội chiến, sự giàu sang… Là những hành động, sự việc do con người tạo ra.
2. Pronouns: Đại từ
– Personal pronouns (Đại từ nhân xưng):
Là những đại từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ chỉ người hoặc vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại các danh từ ấy.
– Indefinite pronouns (Đại từ bất định)
Là những từ không chỉ những người hay vật cụ thể mà chỉ nói một cách chung chung. Đại từ bất định có thể dùng ở số ít, ở số nhiều, và cả hai.
– Possessive pronouns (Đại từ sở hữu)
Là những từ được dùng để chỉ sự sở hữu và quan trọng nhất đó là nó thay thế cho một danh từ hoặc cụm danh từ đã được nhắc đến trước đó nhằm tránh lặp từ.
– Reflexive pronouns (Đại từ phản thân)
Là những đại từ được dùng khi 1 người hoặc 1 vật đồng thời là chủ ngữ và tân ngữ của cùng 1 động từ (người/ vật thực hiện hành động cũng là người/ vật chịu/ nhận hành động).
– Relative pronouns (Đại từ quan hệ)
Là đại từ dùng để nối mệnh đề quan hệ (mệnh đề tính từ) với mệnh đề chính của câu. Mệnh đề quan hệ giúp giải thích rõ hoặc bổ sung nghĩa cho mệnh đề chính.
- Đại từ quan hệ có chức năng thay thế cho một danh từ trước đó, liên kết các mệnh đề với nhau.
- Đại từ quan hệ có hình thức không thay đổi dù chúng thay thế cho một danh từ số ít hay số nhiều.
– Demonstrative pronouns (Đại từ chỉ định)
Dùng để thay thế cho các danh từ hoặc cụm danh từ đã có trước đó để tránh lặp lại gây nhàm chán trong câu. Thường được dùng cho các danh từ chỉ sự vật, nơi chốn, động vật. Một số trường hợp còn có thể chỉ người nếu người đó được xác định trong câu.
– Interrogative pronouns (Đại từ nghi vấn)
- Là một đại từ trong tiếng Anh, dùng để hỏi về người, vật, sự vật hoặc sự việc nào đó.
- Có 5 đại từ nghi vấn: what, which, who, whom, và whose.
- Đại từ nghi vấn có thể đứng ở các vị trí: chủ ngữ, tân ngữ, sau giới từ (trừ whom không thể ở vị trí chủ ngữ)
3. Verbs: Động từ
– Physical verbs: Động từ chỉ thể chất
Là những từ dùng để diễn tả hành động của một chủ thể. Đó có thể là hành động của cơ thể hoặc việc chủ thể sử dụng vật nào đó để hoàn thành một hành động cụ thể.
– Stative verbs: Động từ chỉ trạng thái
Là những từ không dùng để mô tả hành động mà dùng để chỉ sự tồn tại của một sự việc, tình huống nào đó.
– Mental verbs: Động từ chỉ hoạt động nhận thức
- Là những từ mang ý nghĩa về nhận thức như hiểu, biết, suy nghĩ,… về một vấn đề, sự việc nào đó.
- Các động từ này sẽ không chia ở dạng tiếp diễn.
- Một số động từ chỉ hoạt động nhận thức thông dụng: like, love, hate:, know, understand, mind, want…
– Ordinary verb: Động từ thường
Là động từ dùng để diễn tả những hành động thông thường.
– Động từ to be:
Là một loại động từ rất đặc biệt. Nó là một trong những loại động từ nhưng lại không mà nghĩa chỉ hành động mà dùng để thể hiện trạng thái, sự tồn tại hay đặc điểm của một sự vật hoặc sự việc nào đó. Có 3 dạng của động từ tobe: is, am, are
– Auxiliary verb: Trợ động từ
Là động từ hỗ trợ đi kèm với động từ chính nhằm thể hiện thì, dạng phủ định hoặc nghi vấn của câu. Các trợ động từ phổ biến trong tiếng Anh là do và have.
– Modal verb: Động từ khiếm khuyết
Được sử dụng đi kèm với động từ chính để diễn tả khả năng, sự chắc chắn, sự cho phép,… Một số động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh phổ biến nhất: can, may, will, must, should.
– Intransitive verbs: Nội động từ
Là những từ chỉ hành động nội tại, được thực hiện một cách trực tiếp từ chủ thể của hành động và không tác động lên đối tượng nào . Những câu sử dụng nội động từ không thể chuyển sang dạng bị động. Một số nội động từ phổ biến: laugh, grow, pose, dance, pause.
– Transitive verbs: Ngoại động từ
Là những động từ được theo sau bởi một hoặc nhiều tân ngữ và có khả năng chuyển về dạng câu bị động. Một số ngoại động từ thông dụng: make, buy, push, throw, open, close.
4. Adjective: Tính từ
– Descriptive adjective: Tính từ mô tả
Là các tính từ được dùng để mô tả màu sắc, kích cỡ, chất lượng, tính chất, tính cách, chất liệu, mục đích, nguồn gốc… của người hoặc vật.
– Limiting adjective: Tính từ chỉ giới hạn
Là tính từ được dùng để đặt giới hạn cho danh từ mà nó bổ nghĩa, bao gồm: tính từ chỉ số lượng, số đếm, số thứ tự, khoảng cách, sở hữu, chỉ định…
– Positive adjectives: Tính từ sở hữu
Đây là loại tính từ trong tiếng Anh phổ biến nhất, dùng để chỉ sự sở hữu của danh từ đó thuộc về ai.
5. Adverb: Trạng từ
– Manner: Trạng từ chỉ cách thức
– Time: Trạng từ chỉ thời gian
– Frequency: Trạng từ chỉ tần suất
– Place: Trạng từ chỉ nơi chốn
– Grade: Trạng từ chỉ mức độ
– Quantity: Trạng từ chỉ số lượng
– Questions: Trạng từ nghi vấn
– Relation: Trạng từ liên hệ
6. Prepositions: Giới từ
– Time: Giới từ chỉ thời gian
– Place: Giới từ chỉ nơi chốn
– Reason: Giới từ chỉ nguyên nhân
– Intention: Giới từ chỉ mục đích
7. Conjunctions: Liên từ
– Coordinating conjunctions: Liên từ kết hợp
– Correlative conjunctions: Tương liên từ
– Subordinating conjunctions: Liên từ phụ thuộc
8. Interjections: Thán từ
9. Articles: Mạo từ
Xem thêm: Top 5 trung tâm học Ielts Đà Nẵng uy tín
B: Order of words: Trật tự từ trong Tiếng Anh
C: Collocation: Các từ đi với nhau tạo thành cụm từ có nghĩa
- Tầm quan trọng của Collocations trong IELTS Writing
- Collocations chủ đề Animals Extinction trong IELTS Writing Task 2
- Collocation & Idiom chủ đề Travelling trong IELTS Speaking
D: Verb pattern: Mẫu động từ
E: Phrasal verbs: Cụm động từ
F: Grammar for sentences, clauses: Ngữ pháp IELTS cho câu, mệnh đề
1. Tense: Các thì thường gặp
– Simple present: Thì hiện tại đơn
– Present Continuous: Thì hiện tại tiếp diễn
– Present Perfect: Thì hiện tại hoàn thành
– Present Perfect Continuous: Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
– Past Simple: Thì quá khứ đơn
– Past Continuous: Thì quá khứ tiếp diễn
– Past Perfect: Thì quá khứ hoàn thành
– Past Perfect Continuous: Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
– Simple Future: Thì tương lai đơn
– Future Continuous: Thì tương lai tiếp diễn
– Future Perfect: Thì tương lai hoàn thành
– Future Perfect Continuous: Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
2. Structure of sentences: Cấu trúc câu
3. Passive Voice: Câu bị động
4. IF: Câu điều kiện
– Conditional sentences type 1: Câu điều kiện loại 1
– Conditional sentences type 2: Câu điều kiện loại 2
– Conditional sentences type 3: Câu điều kiện loại 3
Xem thêm: Các loại Câu điều kiện (Conditional Sentences) và bài tập vận dụng
5. Relative clause: Mệnh đề quan hệ
Xem thêm: Mệnh đề quan hệ (Relative clause) – Định nghĩa, phân loại và những lỗi thường gặp
6. Adverbial clauses: Mệnh đề trạng ngữ
– Mệnh đề trạng ngữ – thời gian (clause of time)
- When (Khi mà)
- While (Trong khi)
- Before (Trước khi)
- After (Sau khi)
- Since (Từ khi)
- As (Khi mà)
- Till/ until (Cho đến khi)
- As soon as (Ngay khi mà)
- Just as (Ngay khi)
- Whenever (Bất cứ khi nào)
- By the time (Tính cho tới lúc)
– Mệnh đề trạng ngữ – nơi chốn (clause of place)
Dùng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong một câu, thường có chứa các từ:
- Where (Ở đâu)
- Wherever (Bất cứ nơi nào)
- Anywhere (Bất cứ đâu)
- Everywhere (Tất cả mọi nơi)
– Mệnh đề trạng ngữ – nguyên nhân (clause of reason)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân là mệnh đề dùng để trình bày nguyên nhân tạo ra hay dẫn đến sự vật, hiện tượng trong câu. Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ có nghĩa là bởi vì như because, seeing that, as, since,…
– Mệnh đề trạng ngữ – cách thức (clause of manner)
Được dùng làm trạng ngữ chỉ cách thức trong một câu. Mệnh đề này thường bắt đầu các từ:
- As (Như là)
- As if (Như thể là)
– Mệnh đề trạng ngữ – mục đích (clause of purpose)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích dùng để chỉ mục đích cho mệnh đề chính trong câu. Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ in order that, so that,… (để mà)
– Mệnh đề trạng ngữ – tương phản (clause of contrast)
- Nhóm 1: Although, Even though, Though (mặc dù)
- Nhóm 2: While (trong khi), Whereas, Meanwhile (trong khi đó)
- Nhóm 3: Whatever, Wherever, Whoever, However (cho dù cái gì, cho dù ở đâu, cho dù ai, cho dù như thế nào,…)
- Nhóm 4: Nevertheless, Nonetheless (tuy nhiên, tuy thế, dù sao), No matter (dù cho, dù thế nào chăng nữa)
– Mệnh đề trạng ngữ – kết quả (clause of result)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả thường nói về kết quả, hậu quả do một hành động, sự kiện nào đó gây ra. Mệnh đề này thường sử dụng các cấu trúc so … that, such … that.
Bài viết đã tổng hợp lại tất cả ngữ pháp IELTS cho người mới bắt đầu. Cùng theo dõi phần 2 của chủ đề để luyện tập chi tiết hơn với các bài tập ngữ pháp IELTS nhé! Chúc các bạn học tập tốt!