Tiêu chí Task Response trong IELTS Writing Task 2

Tiêu chí Task Response là một trong những tiêu chí quan trọng trong Band Descriptor của IELTS Writing Task 2. Song, do trong biểu điểm này có một số thuật ngữ khá khó hiểu nên đa số người học vẫn thấy các tiêu chí này rất mơ hồ và khó hình dung. Vì thế, để người học hiểu rõ hơn về các yêu cầu và tiêu chí của bài thi IELTS, từ đó đạt điểm số cao hơn, Anh Ngữ UEC – địa chỉ học luyện thi IELTS uy tín tại Đà Nẵng sẽ giải thích một số thuật ngữ trong Band Descriptor IELTS Writing Task 2 – tiêu chí Task Response.

Xem thêm: “Tất tần tật” các dạng bài IELTS Writing task 2

tieu-chi-task-response-2
Tiêu chí Task Response trong IELTS Writing

I. Các tiêu chí chấm điểm trong bài thi IELTS Writing Task 2

Trong IELTS Writing thì giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên 4 TIÊU CHÍ chấm thi IELTS Writing như sau:

tieu-chi-task-response
Các tiêu chí chấm điểm IELTS Writing task 2

1. Task Achievement (hay tiêu chí Task response)

Tiêu chí Task response là tiêu chí mà sẽ quyết định có viết đúng đề bài hay không, có viết lạc đề hay không. Bạn cần trả lời đầy đủ và chính xác thông tin của đề bài, chọn lọc những điểm đặc trưng của vấn đề và trình bày cái nhìn tổng quan về xu hướng của mình.

Cùng với tiêu chí Coherence & Cohesion, đây là 2 tiêu chí làm 75% bạn học sinh đi thi IELTS WRITING bị điểm thấp.

Ví dụ: Đề bài đang hỏi dạng Opinion Essay tức là hỏi quan điểm của bạn về một vấn đề

  • Mà trong phần introduction bạn không nêu rõ quan điểm của bạn là Agree hay Disagree với vấn đề đó
  • Dưới thân bài bạn cũng không nêu rõ ra lí do vì sao bạn lại agree hoặc disagree với quan điểm của đề bài cho. 
  • Kết luận bạn cũng không nhấn mạnh lại lần nữa quan điểm của bạn là Agree hay Disagree với vấn đề mà đề bài cho thì tức là bạn đã phạm lỗi Task Response. 

Để đạt điểm cao tiêu chí Task response bạn phải trả lời tất cả các phần của câu hỏi, xuyên suốt bài phải trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và có dẫn chứng chứng minh cho những luận điểm của mình.

2. Coherence and cohesion:

Bạn sẽ được đánh giá dựa vào cách tổ chức thông tin trong bài viết như các yếu tố mạch lạc, trôi chảy logic, sử dụng từ nối hợp lý.

  • Coherence đề cập đến việc tổ chức thông tin, còn cohension đề cập đến tính liên kết và mạch lạc trong các ý trong bài viết
  • Tiêu chí này đòi hỏi bài viết phải được sắp xếp làm sao cho dễ đọc và dễ hiểu, các ý có support cho main idea không, ví dụ có rõ ràng chứng minh cho main idea không hay là main idea 1 đằng, example một nẻo sắp xếp lộn xộn
  • Bài viết cần mạch lạc khi thêm các từ nối như however, therefore hay despite. Không nên viết một câu dài lê tha lê thê
  • Chú ý sử dụng đúng dấu câu 

3. Lexical resource:

Lexical Resource tạm hiểu là từ vựng và các khía cạnh liên quan đến từ vựng. Bạn cần có vốn từ vựng phong phú và quan trọng là phải am hiểu để biết cách vận dụng linh hoạt, chính xác trong từng hoàn cảnh.

Tiêu chí này được chia thành 2 tiêu chí nhỏ:

  • Range of vocabulary
    • Tiêu chí đánh giá sự đa dạng trong từ vựng 

    • Dùng chính xác các trường từ vựng có trong topic mà đề bài cho

    • Biết cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để Paraphrase thành công từ vựng có trong bài viết
  • Spelling
    • Spelling là vấn đề về lỗi chính tả.​
    • Đây tưởng là dễ nhưng nếu không luyện tập trước ở nhà sẽ rất khó tập thói quen vào phòng thi, vậy nên các bạn học sinh lớp IELTS ONLINE IELTS TUTOR luôn khuyên phải thực hành luyện tập đọc kĩ lại bài 5 phút trước khi nộp bài cho giáo viên chấm 

4. Grammatical range and accuracy:

Grammatical Range là khả năng sử dụng linh hoạt cấu trúc ngữ pháp. Bạn sẽ phải sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp và tuyệt đối chính xác.

  • Sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp
  • Những cấu trúc khó như câu ghép, câu phức, câu đảo ngữ và cấu trúc nhấn mạnh

II. Tiêu chí Task Response trong IELTS Writing Task 2

1. Tổng quan tiêu chí Task Response

Tiêu chí Task Response là một trong bốn tiêu chí chấm điểm và chiếm 25% số điểm của bài thi IELTS Writing Task 2. Tiêu chí này chủ yếu đánh giá bài viết của thí sinh dựa trên mức độ đáp ứng các yêu cầu của đề bài.

Trong 4 tiêu chí đánh giá bài thi IELTS Writing thì có thể nói tiêu chí Task Response thường ít được các bạn chú trọng nhất, thay vào đó các Bạn lại vững vàng một niềm tin với kho từ vựng khổng lồ, ngữ pháp phức tạp để chứng tỏ mình “cao siêu”. 

NHƯNG thật ra ít bạn nào ghi nhớ “Phải đúng trước khi hay”, nghĩa là bạn cần làm đúng yêu cầu để bài rồi hẳn nghĩ đến việc dùng từ vựng, ngữ pháp vốn có để làm cho bài viết hay và học thuật. Đây cũng chính là một trong những lí do ngăn cản nhiều người học chạm đến điểm số mong muốn trong bài thi IELTS Writing Task 2

Tiêu chí Task Response đơn giản yêu cầu Bạn “trả lời đầy đủ yêu cầu của đề bài, không thừa, không thiếu”.

Ví dụ:

Some people believe that studying at university or college is the best route to a successful career, while others believe that it is better to get a job straight after school. Discuss both views and give your opinion.

=> Đề bài này yêu cầu chúng ta thảo luận cả hai quan điểm vậy cùng IELTS TUTOR phân tích nhé:

  • Quan điểm 1: Studying at university or college is the best route to a successful career. 
  • Quan điểm 2: It is better to get a job straight after school.

>>> Nếu không đọc kỹ đề, một số Bạn sẽ hiểu nhầm, và viết thành những lợi ích và tác hại của việc học đại học. Như vậy các Bạn đã lạc đề và mất điểm  ở tiêu chí Task Response rất nặng.

tieu-chi-task-response-1
Mô tả tiêu chí Task response qua từng band điểm

2. Một số thuật ngữ trong Band Descriptor tiêu chí Task Response

Quan sát Band Descriptors, người đọc dễ dàng nhận ra những từ khóa xuất hiện nhiều lần xuyên suốt các band điểm khác nhau ở tiêu chí Task Response: Parts of the Task (Các yêu cầu của đề bài), Format (Định dạng) và Conclusions (Kết luận).

a. Address all parts of the tasks

Thuật ngữ “Address all parts of the task” có nghĩa là “Giải quyết, thực hiện tất cả các yêu cầu của đề bài”, tức là câu hỏi của thí sinh đáp ứng được tất cả câu hỏi liên quan đến chủ đề và những đối tượng được nhắc đến trong đề. Đây là một trong những đặc điểm của band 7.0 + tiêu chí Task Response.

Trường hợp 1: Nếu trong bài viết của mình, thí sinh bị lạc đề.

→ Không đáp ứng đầy đủ bất kì yêu cầu nào của đề bài.

Trường hợp 2: Nếu thí sinh chỉ nêu ra được những lý do nhưng không nêu được bất kì giải pháp nào cho vấn đề, hoặc chỉ nêu lý do và giải pháp cho một đối tượng của đề bài thay vì tất cả các đối tượng.

→ Chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của đề bài..

Trường hợp 3: Nếu thí sinh nêu được cả hai phần: lý do và giải pháp cho vấn đề

→ Thực hiện được tất cả các yêu cầu của đề bài.

* Làm thế nào để thực hiện tất cả các yêu cầu của đề bài?

Khi đọc đề một bài IELTS Writing Task 2, đa số thí sinh sẽ ngay lập tức bắt đầu nghĩ ý tưởng để trả lời các câu hỏi của đề bài, tức là tập trung vào việc Thực hiện yêu cầu đề bài (Address) trước khi xác định rõ những yêu cầu và đối tượng của đề bài (All parts of the tasks). Việc này khiến thí sinh không có được định hướng đúng cho bài viết ngay từ đầu, và đây cũng chính là lý do chủ yếu khiến nhiều thí sinh không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của đề bài IELTS Writing Task 2.

→ Để khắc phục điều này, người học nên tập cho mình thói quen: Xác định rõ tất cả các yêu cầu của đề bài (All parts of the tasks) trước khi thực hiện những yêu cầu đó.

tieu-chi-task-response-3

b. Inappropriate format

Format (Định dạng) của bài viết được đánh giá qua những đặc điểm như bố cục, cách trình bàyvăn phong của bài.

  • Về bố cục và cách trình bày, bài viết IELTS Writing Task 2 cần được trình bày dưới dạng văn xuôi và chia đoạn rõ ràng (Mở bài – Thân bài – Kết bài).
  • Ngoài ra, văn phong của bài viết cần mang tính học thuật (Academic) và tương đối trang trọng (Formal).

Inappropriate format có nghĩa là “Định dạng bài viết không phù hợp”, tức là bài viết của thí sinh đã vi phạm những quy tắc về định dạng trên. Thuật ngữ này xuất hiện ở band 4 và band 5 trong Band Descriptor tiêu chí Task Response.

Band (Task Response)

Thuật ngữ

4.0

The format may be inappropriate.

(Định dạng bài viết không phù hợp.)

5.0

The format may be inappropriate in some places.

(Bài viết có một số chỗ không phù hợp về định dạng.)

Trường hợp 1: Nếu như thí sinh trình bày bài viết dưới dạng đoạn văn (không chia đoạn Mở bài – Thân bài – Kết bài), hay thí sinh trình bày các luận điểm dưới dạng gạch đầu dòng thay vì văn xuôi

→ Bài viết của thí sinh đó sẽ mắc lỗi về bố cục và cách trình bày.

Trường hợp 2: Nếu thí sinh sử dụng những cách diễn đạt thiếu trang trọng (informal) thường được sử dụng trong văn nói thay vì văn viết, ví dụ như:

Ví dụ 1: “Listening to music is a good way to chill out.”

→ “Chill out” là một phrasal verb (cụm động từ), khi tra cứu từ này trong từ điển sẽ thấy ghi chú “informal”, tức là đây là một từ thiếu trang trọng, không nên sử dụng trong văn viết.

Ví dụ 2: “Nowadays, people have no time for cooking because they are up to their neck in work.”

→ “Be up to one’s neck in something” nghĩa là “to have a lot of something to deal with” (quá bận, có quá nhiều việc phải làm), đây là một idiom mang tính informal, vậy nên người học cũng không nên sử dụng cách diễn đạt này trong văn viết.

Ví dụ 3: “When you study in another country, you are likely to deal with a lot of problems such as language barrier.”

→ Không nên sử dụng “you” trong văn viết vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tính trang trọng của bài viết.

Ví dụ 4: “People don’t like using public transport because they’re very inconvenient.”

→ Lỗi viết tắt (do not – don’t), (they are – they’re) cũng là một trong những điều làm ảnh hưởng đến tính trang trọng của bài viết.

⇒ Tất cả những lỗi trên đều được gọi chung là “Inappropriate format” và sẽ bị trừ điểm tùy vào số lượng lỗi sai và mức độ nghiêm trọng của các lỗi.

* Tránh lỗi định dạng không phù hợp:

– Cách trình bày: Trình bày dưới dạng văn xuôi

– Bố cục: Chia đoạn rõ ràng (Mở bài – Thân bài – Kết bài)

– Văn phong: Sử dụng văn phong trang trọng (Formal):

  • Không sử dụng từ lóng (slangs), tục ngữ (idioms)
  • Hạn chế sử dụng cụm động từ (phrasal verb), chỉ nên sử dụng khi biết rõ sắc thái của chúng
  • Không gọi người đọc là “you”
  • Không viết tắt

III. Làm thế nào để đạt điểm tối đa tiêu chí Task Response

1. Trả lời đầy đủ 100% yêu cầu của đề bài

Thường thì trong đề bài IELTS Writing sẽ yêu cầu thảo luận về 2 đến 3 vấn đề, nếu Bạn chỉ trả lời một phần, nghĩa là Bạn đã mất điểm ở tiêu chí Task Response.

Ví dụ: “Discuss whether it is better for women to stay at home and take care of their children rather than having a job, and if men can fulfill the role as well as women do”.

→ Đề bài này gồm 2 vấn đề chính:

(1) phụ nữ ở nhà chăm sóc con có tốt hơn là đi làm? 

(2) nam giới có thể làm tốt công việc nhà như người phụ nữ?

Như vậy, trước khi viết bài, các bạn cần phân tích kỹ đề bài gồm bao nhiêu ý, xác định đúng vấn đề cần được thảo luận, thay vì hào hứng trình bày ý tưởng của mình và “TẠCH”.

2. Lên dàn ý triển khai ý tưởng xuyên suốt tránh lạc đề

Để tránh lạc đề, Bạn cần sắp xếp các ý tưởng trong bài luận thật tốt. Bạn nên dành khoảng vài phút để lên kế hoạch, dàn ý cho bài văn một cách thống nhất. Lên kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng, Bạn càng viết nhanh hơn, cấu trúc bài tốt và tránh việc lạc đề.

  • Bạn cần viết bao nhiêu đoạn văn
  • Từng đoạn cần có luận cứ, ví dụ nào để chứng minh.
  • Mỗi đoạn giải quyết vấn đề nào của đề bài.

Đặc biệt, hãy trình bày rõ quan điểm của mình trong câu chủ đề của đoạn và giải thích quan điểm một cách cụ thể ở phần thân của đoạn văn. Cuối bài văn đừng quên chốt lại vấn đề và quan điểm cá nhân Bạn nhé!

3. Mở rộng và chứng minh quan điểm một cách thuyết phục

Nhiều Bạn bị mất điểm ở tiêu chí Task Response không phải vì lạc đề mà mặc dù đi đúng hướng nhưng chỉ trình bày bài luận một cách chung chung, nghĩa là liệt kê ý nhưng không hề chứng minh các ý kiến đó bằng các lý do thuyết phục, ví dụ cụ thể,…

4. Viết đủ số chữ yêu cầu

Vì thời gian có hạn, hoặc vì quá áp lực trong phòng thi mà các Bạn không viết đủ yêu cầu 250 thì thiếu khoảng 50 từ thôi đã đã bị trừ điểm te tua rồi. Vì vậy, Bạn cần quản lý tốt thời gian, lên kế hoạch số lượng từ cần viết cho mỗi đoạn và nhớ canh sao cho đủ 250 từ hoặc hơn một chút tầm 300 từ, chứ dài quá thì cũng không nên vì bạn sẽ không được cộng điểm cho phần này, và giám khảo cũng không thích đọc bài quá dài.

* TIP hay cho Bạn là không cần đến từng từ mất thời gian, Bạn cứ canh một dòng viết được khoảng bao nhiêu từ rồi nhân lên với số dòng thôi nè! Hãy nhớ tập trung và dành thời gian cho việc Brandstorm, Lên kế hoạch cho bài luận và trình bày dựa vào dàn bài đã lên. 

tieu-chi-task-response-4

Tiêu chí Task Response sẽ giúp giám khảo đánh giá xem bạn có viết đúng đề bài hay lạc đề, các luận điểm của bạn đã phù hợp hay chưa và bạn đã phân tích, phát triển nó như thế nào. Để làm chủ được tiêu chí này nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng cũng không hề dễ dàng nếu bạn không chịu khó luyện tập và tập trung vào bài luận.

Nếu các bạn muốn có người đồng hành trên con đường chinh phục IELTS Writing thì có thể đăng kí ngay KHÓA HỌC IELTS ONLINE của Anh ngữ UEC nhé!

Xem thêm:

>> IELTS Writing – Các lỗi ngữ pháp thường gặp Band 3.0-5.0 (Phần 1)

>> IELTS Writing – Các lỗi ngữ pháp thường gặp Band 3.0-5.0 (Phần 2)

DMCA.com Protection Status