Hướng dẫn làm dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1 chi tiết

Dạng bài Line Graph là dạng biểu đồ trong đó có chứa một hoặc một số đường, mỗi đường biểu diễn cho sự thay đổi của một yếu tố nào đó qua nhiều mốc trong một khoảng thời gian (có thể là tuần, tháng, năm, thập kỷ…). Nhiệm vụ của thí sinh là viết một đoạn văn ít nhất 150 từ để miêu tả thông tin hiển thị trong biểu đồ mà không nêu quan điểm của mình trong bài viết. 

dang-bai-line-graph-ielts-writing
Hướng dẫn làm dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1 chi tiết

Dạng bài Line Graph – biểu đồ đường được xem là dạng bài phổ biến trong Writing Task 1, thường là dạng bài dễ nhất trong các loại biểu đồ. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan mà lơ là với dạng bài này. Người học vẫn cần phải có lượng kiến thức chung về cách dùng từ vựng, cấu trúc triển khai ý trong bài mạch lạc, logic để đạt điểm cao. 

Bài mẫu cho dạng bài Line Graph trong IELTS Writing task 1

The graph below shows trends in us meat and poultry consumption

dang-bai-line-graph-ielts-writing-1
Bài mẫu cho dạng bài Line Graph trong IELTS Writing task 1

The provided illustration presents data on meat and poultry consumption in the USA from 1955 to 2007 and also forecast the data for the year 2012.

The consumption is provided in per capita, boneless by species. The Y axis presents the consumption amount in Pound while the X axis presents the years. Overall the consumption of four types of meats namely beef, pork, broilers and turkey showed many fluctuations over the years and finally in 2007 the popularity of broiler meat increased.

As is observed from the line graph, beef consumption was highest in the USA initially in 1955 amounting just below 60 pounds per capita. In this year the second most popular meat type was pork with an average 50 pound consumption. No data for broiler and turkey consumption in the US was given till the year 1960. In this year, the consumptions of broiler and turkey were about 15 and 5 pounds compared to the consumption of 60 pound and 50 pound respectively for beef and pork.

After 1960, the consumption of broiler kept on increasing while turkey consumption remained stable till 1982 with about 8 pound. During this time the consumption of beef and pork showed some fluctuation and the highest beef consumption reached to  90 pound in 1977. This was the highest consumption rate per capita for any meat type in the USA.

The trend of increased consumption could be observed for the broiler type while turkey and pork consumption remained almost stable throughout the years. On the contrary beef consumption got decreased. In 2007, the beef and broiler consumption became almost same while pork and turkey consumption reached to about 45 pound and 11 pound.The USDA forecast shows that the consumption of boiler would become highest among the given poultry and meat types at around the year 2012 reaching at about 48 pound when beef consumption would be in second position with almost same consumption amount. At that time pork and turkey consumption would be about 42 pounds and 11 pounds per capita respectively.

Hướng dẫn chi tiết cách chinh phục dạng bài Line Graph

1. Câu đầu tiên là câu giới thiệu, câu này đơn thuần chỉ là 1 câu viết lại của câu chủ đề biểu đồ:

“The provided illustration presents data on meat and poultry consumption in the USA from 1955 to 2007 and also forecast the data for the year 2012.”.
(Hình minh họa được cung cấp trình bày dữ liệu về tiêu thụ thịt và gia cầm ở Hoa Kỳ từ năm 1955 đến năm 2007 và cũng dự báo dữ liệu cho năm 2012.)

Câu chủ đề này thường sẽ có đủ 3 yếu tố sau: Cái gì, ở đâu, khi nào; tức “biểu đồ miêu tả cái gì, ở đâu, và trong khoảng thời gian nào”

Với câu giới thiệu trên, 3 thông tin trên đã được cung cấp một cách đầy đủ:

  • data on meat and poultry consumption => biểu đồ miêu tả gì
  • in the USA => ở đâu
  • from 1955 to 2007 and also forecast the data for the year 2012 => khi nào

Với tất cả các câu giới thiệu, bạn nên chú ý đến 3 loại thông tin này để câu mở đầu được đầy đủ thông tin.

2. Đoạn thứ 2 là đoạn rất quan trọng: đoạn overview gồm 2 câu:

“The consumption is provided in per capita, boneless by species. The Y axis presents the consumption amount in Pound while the X axis presents the years. Overall the consumption of four types of meats namely beef, pork, broilers and turkey showed many fluctuations over the years and finally in 2007 the popularity of broiler meat increased.”
(Mức tiêu thụ được tính trên đầu người, không tính theo loại. Trục Y trình bày lượng tiêu dùng bằng đồng bảng Anh, trục X trình bày các năm. Nhìn chung, việc tiêu thụ bốn loại thịt là thịt bò, thịt lợn, gà thịt và gà tây có nhiều biến động trong những năm qua và cuối cùng vào năm 2007, sự phổ biến của gà thịt đã tăng lên.)

Overall thường sẽ nói về xu hướng chung của các đường hoặc đặc điểm nổi bật có thể thấy trong biểu đồ. Lưu ý rằng đối với những biểu đồ khó, đoạn overview có thể chỉ gồm 1 câu và được viết liền với mở bài. Tuy nhiên nếu bỏ phần overview thì bài viết sẽ bị trừ điểm rất nặng. Đây là phần không thể thiếu của một bài task 1.

3. Các đoạn còn lại là đoạn miêu tả cụ thể. Chú ý là chỉ những số liệu nổi bật mới đươc đưa vào miêu tả ở 2 đoạn này. Việc miêu tả hết tất cả các số liệu sẽ dẫn đến việc bài viết bị trừ điểm

Một số lưu ý quan trọng cho dạng bài Line Graph – biểu đồ đường:

  •  Không bao giờ miêu tả riêng lẻ từng đường. Bài thi đánh giá cách bạn so sánh các số liệu với nhau.

  •  Bạn không cần thiết phải đề cập đến tất cả các năm có trong biểu đồ. Chỉ cần chú ý đến năm đầu, năm cuối và những năm đặc biệt (đạt đỉnh, tăng mạnh nhất…)

  •  Bắt đầu miêu tả (đoạn 3) bằng việc đưa ra và so sánh số liệu các đường vào năm đầu của thời kì trong biểu đồ. Kết thúc miêu tả (đoạn 4) bằng việc đưa ra và so sánh số liệu các đường vào năm cuối thời kì trong biểu đồ.

  •  Sử dụng thì quá khứ để miêu tả số liệu trong quá khứ. Sử dụng thì tương lai để miêu tả số liệu trong tương lai.

  •  Không sử dụng cấu trúc bị động, thì tiếp diễn hay thì hoàn thành.

Xem thêm: IELTS Writing Task 1 – Line Graph – 15 bài mẫu band 7+

DMCA.com Protection Status