Câu bị động (passive voice) mà một trong những cấu trúc ngữ pháp sử dụng phổ biến trong tiếng Anh. Nếu các bạn nắm vững kiến thức và vận dụng thành thạo câu bị động, các bạn sẽ cải thiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ này, không chỉ trong đời sống hằng ngày mà còn ở các bài thi đánh giá năng lực như TOEIC hoặc IELTS. Trong bài viết hôm nay, Anh ngữ UEC – địa chỉ học luyện thi IELTS tại Đà Nẵng sẽ chia sẻ với các bạn về cấu trúc, cách dùng cũng như cách tránh những lỗi thường gặp về Câu bị động (Passive voice).
Xem thêm: Modal Verb – Động Từ Khiếm Khuyết: Khái Niệm, Cấu Trúc, Cách Dùng
Mục lục bài viết
I. Câu bị động (Passive voice) là gì?
1. Định nghĩa câu bị động (Passive Voice)
Câu bị động (Passive Voice) là câu mà chủ ngữ là người hay vật chịu tác động của hành động, được sử dụng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì của câu chủ động.
Công thức thể bị động: tobe + V3 / V_ed |
Ví dụ:
- A dog bit my son. → My son was bitten by a dog.
(Con chó cắn con trai tôi. → Con trai tôi bị con chó cắn)
Đối với thể bị động, chủ ngữ trong câu là người, vật nhận hành động hoặc chịu tác động của hành động.
2. Mục đích của câu bị động (Passive Voice)
Câu bị động trong tiếng Anh được sử dụng với mục đích nhấn mạnh vào hành động xảy ra và đối tượng chịu tác động của hành động đó. Ngược lại, đối tượng hay tác nhân thực hiện hành động lúc này chưa được xác định rõ hoặc không còn quan trọng và do vậy có thể bị lược bỏ.
Ví dụ:
- My motobike was stolen last night.
(Chiếc xe máy của tôi bị đánh cắp vào tối hôm qua)
Trong câu trên, sự việc chiếc xe bị đánh cắp được nhấn mạnh, còn đối tượng đánh cắp nó là ai thì không rõ hoặc không quan trọng.
Ở thể bị động, động từ (V) luôn được đưa về ở dạng phân từ 2 (quá khứ phân từ), động từ tobe được chia theo thì của động từ chính ở câu chủ động.
II. Cấu trúc câu bị động (Passive voice)
Nhìn chung, việc chuyển đổi thể câu từ chủ động sang bị động có thể được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định các thành phần tân ngữ (O) trong câu và đưa về đầu làm chủ ngữ (S)
- Bước 2: Xác định thì (tense) của câu thông qua dạng thức của động từ chính (V)
- Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “tobe + p.p” theo thì của câu gốc
- Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ (O) trong câu chủ động thành tân ngữ, đưa về cuối câu và thêm “by” phía trước.
1. Câu bị động (Passive Voice) thì hiện tại
Thì (Tense) |
Chủ động (Active) |
Bị động (Passive voice) |
Hiện tại đơn |
S + V + O
|
→ S + be + V3 (+ by Sb/O)
|
Hiện tại tiếp diễn |
S + am/ is/are + V_ing + O
|
→ S + am/ is/are + being + V3 (+ by Sb/O)
|
Hiện tại hoàn thành |
S + have/has + V3 + O
|
→ S + have/has + been + V3 (+ by Sb/ O)
|
2. Câu bị động (Passive Voice) thì quá khứ
Thì (Tense) |
Chủ động (Active) |
Bị động (Passive voice) |
Quá khứ đơn |
S + V_ed + O
|
→ S + was/ were + V3 (+ by Sb/O)
|
Quá khứ tiếp diễn |
S + was/ were + V_ing + O
|
→ S + was/ were + being + V3 (+ by Sb/O)
|
Quá khứ hoàn thành |
S + had + V3 + O
|
→ S + had + been + V3 (+ by Sb/O)
|
3. Câu bị động (Passive Voice) thì tương lai
Thì (Tense) |
Chủ động (Active) |
Bị động (Passive voice) |
Tương lai đơn |
S + will V + O
|
→ S + will be + V3 (+ by Sb/O)
|
Tương lai gần |
S + is/ am/ are going to + V inf + O
|
→ S + is/ am/ are going to BE + V inf (by O)
|
Tương lai tiếp diễn |
S + will be + V_ing + O
|
→ S + will be + being + V3 (+ by Sb/O)
|
Tương lai hoàn thành |
S + will have + V3 + O
|
→ S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O)
|
4. Câu bị động (Passive Voice) sử dụng động từ khuyết thiếu
Riêng với động từ khuyết thiếu, công thức của câu bị động có sự khác biệt một chút:
S + modal verb + be + V3 (+ by O) |
Ví dụ:
- Children should not eat too much fast food.
(Trẻ em không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh.)
→ Fast food should not be eaten too much by children.
(Thức ăn nhanh không nên được ăn quá nhiều bởi trẻ em.)
Ngoài ra, đối với một số động từ mà theo sau đó là 1 động từ bổ trợ khác ở dạng thức “To V” hoặc “V-ing”, khi đưa về thể bị động sẽ được chia lần lượt là “to be V3/PP” và “being V3/ PP”
Câu chủ động |
Câu bị động |
Câu chủ động |
Câu bị động |
Want to_V | → Want to be p.p |
Avoid V-ing |
→ Avoid being p.p |
Need to_V | → Need to be p.p |
Prevent … from V-ing |
→ Prevent … from being p.p |
Ví dụ:
|
Ví dụ:
|
III. Một số dạng câu bị động (Passive voice)
1. Câu bị động với các động từ có 2 tân ngữ như: give, lend, send, show, buy, make, get,… thì ta sẽ có 2 câu bị động
Ví dụ:
- He sends his relative a letter.
→ His relative was sent a letter.
→ A letter was sent to his relative
2. Câu bị động có động từ tường thuật như: assume, think, consider, know, believe, say, suppose, suspect, rumour, declare, feel, find, know, report,…
S: Chủ ngữ – S’: Chủ ngữ bị động
O: Tân ngữ – O’: Tân ngữ bị động
S + V + that + S’ + V’ + O … → Cách 1: S + be + V_ed/V3 + to V’ → Cách 2: It + be + V_ed/V3 + that + S’ + V’ |
Ví dụ:
- People say that Adam is very rich.
→ Adam is said to be very rich.
→ It’s said that Adam is very rich.
3. Khi câu chủ động là câu nhờ vả với các động từ như: have, get, make…
S + have + Sb + V + O … → S + have + O + V3/V_ed + (by Sb) |
Ví dụ:
- Marie has her daughter buy a cup of coffee.
→ Marie has a cup of coffee bought by her daughter.
S + make … + Sb + V + O … → Sb + be + made + to V + O … |
Ví dụ:
- John makes the hairdresser cut his hair.
→ His hair is made to cut by the hairdresser.
S + get + Sb + to V + O… → S + get + O + to be + V3/V_ed (by sb) |
Ví dụ:
- Julie gets her husband to clean the kitchen for her.
→ Julie gets the kitchen cleaned by her husband.
4. Khi câu chủ động là câu hỏi dạng Yes/No question:
Do/does + S + V-infi + O …? → Am/ is/ are + S’ + V3/V_ed + (by O)? |
Ví dụ:
- Do you clean your classroom?
→ Is your classroom cleaned (by you)?
Did + S + V-infi + O…? → Was/were + S’ + V3/V_ed + by + …? |
Ví dụ:
- Can you bring your workbook to my desk?
→ Can you workbook be brought to my desk?
Modal verbs + S + V-infi + O + …? → Modal verbs + S’ + be + V3/V_ed + by + O’? |
Ví dụ:
- Can you move the table?
→ Can the table be moved?
Have/has/had + S + Ved/P2 + O + …? → Have/ has/ had + S’ + been + V3/V_ed + by + O’? |
Ví dụ:
- Has she done her homework?
→ Has her homework been done (by her)?
5. Câu bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến như: think, say, suppose, believe, consider, report…
Ví dụ:
- People think she bought the flower in the opposite store.
→ It is thought that she bought the flower in the opposite store.
→ She is thought to have bought the flower in the opposite store.
6. Câu bị động với các động từ chỉ giác quan như: see, hear, watch, look, notice,….
Diễn tả hành động đang xảy ra bị 1 hành động khác xen vào hoặc việc ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động.
S + be + V3/V_ed + Sb + V_ing (nhìn/ xem/ nghe… ai đó đang làm gì) |
Ví dụ:
- He watched them playing basketball.
→ They were watched playing basketball.
Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.
S + be + V3/V_ed + Sb + V (nhìn/ xem/ nghe… ai đó làm gì) |
Ví dụ:
- I heard her cry.
→ She was heard to cry.
7. Khi câu chủ động là câu mệnh lệnh
Khẳng định: V + O |
→ Let + O + be + V3/V_ed |
Phủ định: Don’t + V + O |
→ Don’t let + O + be + V3/V_ed |
Ví dụ:
- Do the exercise!
→ Let the exercise be done! - Don’t leave her alone!
→ Don’t let her be left alone!
Trên đây là kiến thức bài học về Câu bị động (Passive voice) trong tiếng Anh hi vọng sẽ giúp các bạn có thể học tiếng Anh được hiệu quả hơn. Hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn về cách dùng Câu bị đông (Passive voice) sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh.
Chúc các bạn học tập và ôn luyện thật tốt!
Xem thêm: