Ngữ điệu trong tiếng anh là một trong những phần quan trọng nhất. Nếu bạn có ngữ điệu tốt thì giọng của bạn không những thể hiện được đầy đủ cảm xúc trong giao tiếp mà còn phát âm giống người bản xứ và giúp bạn tự tin nói tiếng Anh. Áp dụng Quy tắc ngữ điệu khi nói tiếng Anh được xem như là một tiêu chí cốt lõi, để đánh giá khả năng của người học tiếng Anh. Cùng Anh ngữ UEC – địa chỉ học IELTS tại Đà Nẵng tìm hiểu về quy tắc tạo ngữ điệu, để cải thiện trình độ của mình một cách hiệu quả nhé!
Mục lục bài viết
I. Ngữ điệu là gì?
1. Định nghĩa
- Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng khi nói (up and down)
- Nó rất quan trọng đối với người nghe, vì nếu lên xuống giọng không đúng chỗ, có thể dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu.
- Ngữ điệu khá phức tạp trong khi truyền đạt cảm xúc: vui ta nói khác, buồn ta nói khác, giận , xúc động, sợ sệt, hoang mang, lo lắng,… ta nói khác.
2. Tầm quan trọng của ngữ điệu trong tiếng Anh
- Ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong tiếng Anh, khi bạn nói sai ngữ điệu giống như việc bạn đánh lệch một nốt nhạc khi đang chơi đàn. Ngay cả khi bạn có ngữ pháp và từ vựng tốt nhưng nếu nói không đúng ngữ điệu của tiếng Anh, thì phần nói của bạn sẽ không được tự nhiên hoặc thậm chí gây khó chịu cho người nghe.
⇒ Vì vậy, việc tìm hiểu và thực hành đúng ngữ điệu của tiếng Anh giúp cho người học có thể nói một cách tương tự như người bản xứ.
- Ngữ điệu còn thể hiện tính giai điệu trong khi nói. Một người nói tiếng Anh có sự trầm bổng khi giao tiếp sẽ dễ nghe hơn một người nói với giọng đều đều, không cảm xúc.
3. Các quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, có 3 loại ngữ điệu chủ yếu đó là Rising intonation, Falling intonation và Rise – Fall intonation.
a. Falling Intonation (Ngữ điệu xuống giọng)
Falling intonation diễn tả việc bắt đầu câu với một tông giọng khá cao và hạ giọng xuống thấp so với tông giọng ban đầu ở những âm tiết cuối cùng của một cụm từ, nhóm từ hoặc một câu. Falling intonation là loại ngữ điệu phổ biến nhất trong tiếng Anh. Các loại câu sử dụng falling intonation bao gồm:
- Statements (câu trần thuật)
- Commands (câu mệnh lệnh)
- Exclamations (câu cảm thán)
- Wh-questions (câu hỏi với từ hỏi)
b. Rising intonation (Ngữ điệu lên giọng)
Ngược lại với “falling intonation”, Rising intonation diễn tả việc bắt đầu câu với tông giọng khá thấp và lên giọng cao hơn so với tông giọng ban đầu ở những âm tiết cuối cùng của một cụm từ, nhóm từ hoặc một câu.
c. Rise – Fall intonation (Ngữ điệu lên xuống)
Ngữ điệu lên xuống diễn tả việc người nói lên giọng ở một số từ và xuống giọng ở một số từ trong câu. Ngữ điệu lên xuống thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Alternative question (Câu hỏi yêu cầu sự lựa chọn)
- Listing sentence (Câu liệt kê)
II. Các quy tắc ngữ điệu thường gặp
Rule 1: Câu trần thuật & câu mệnh lệnh
Câu trần thuật (Statements) là câu khẳng định hoặc tuyên bố một sự kiện, quan điểm hoặc ý tưởng. Các câu trần thuật hầu như luôn kết thúc bằng dấu chấm và không bao giờ đặt câu hỏi, đưa ra mệnh lệnh hoặc yêu cầu. Đây là loại câu phổ biến nhất trong tiếng Anh.
– Cấu trúc của một câu trần thuật là: Subject ( chủ ngữ) + Verb ( động từ)
– Đối với loại câu trần thuật, quy tắc ngữ điệu cần áp dụng là xuống giọng ở từ cuối câu.
Ex:
- I love you.
(falling) - I’m an English teacher from Ho Chi Minh city.
(falling)
Câu mệnh lệnh (Commands) là câu yêu cầu người khác làm một điều gì đó. Loại câu này thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than.
– Cấu trúc của một câu mệnh lệnh là: Bare-infinitive (động từ nguyên mẫu)
– Đối với loại câu mệnh lệnh, người nói sẽ hạ thấp giọng ở từ cuối cùng của câu.
Ex:
- Come in! (falling)
- Open the door! (falling)
Rule 2: Câu cảm thán
Câu cảm thán (Exclamations) là loại câu diễn tả một cảm xúc mãnh liệt của người nói về một hiện tượng, sự việc. Câu cảm thán thường được kết thúc bằng một dấu chấm than hoặc một dấu chấm.
– Cấu trúc của một câu cảm thán là:
- What + Adjective + Noun
- What + Adjective + Noun + Subject + Verb
- How + Adjective + Subject + Verb
- How + Adverb
– Đối với loại câu cảm thán, người nói sẽ hạ thấp giọng ở từ cuối cùng của câu
Ex:
- Lisa, What a beautiful smile you have!
(falling)
Rule 3: Câu hỏi “W-H question”
Câu hỏi với từ hỏi (W-H question) là câu bắt đầu bằng những từ hỏi như What/ Who/ Where/ Why/ When/ How với mục đích khai thác một thông tin gì đó. Loại câu này thường kết thúc bằng một dấu chấm hỏi.
– Cấu trúc của một W-H question là:
- What
- Who
- When + Auxiliary verb (trợ động từ) + Subject + Verb ?
- How
- Where
- Why
– Đối với loại câu hỏi có từ hỏi, người nói sẽ xuống giọng ở từ cuối cùng của câu.
Ex:
- Where are you from?
(falling) - How are you today?
(falling)
Rule 4: Câu hỏi “Yes/ No question”
Loại câu phổ biến sử dụng Rising intonation là “Yes-No question” hay còn được gọi là câu nghi vấn.
Câu nghi vấn (Yes-No question) là một câu hỏi mà câu trả lời chỉ được là “Yes – Có” hoặc “No – Không”. Câu nghi vấn thường được kết thúc bởi dấu chấm hỏi.
– Cấu trúc của câu nghi vấn là: Auxiliary verb (trợ động từ) + Subject + Verb?
– Đối với loại câu nghi vấn, người nói sẽ lên giọng ở từ cuối cùng của câu.
Ex:
- Do you know where am I from? Are you clear?
(rising) (rising)
Rule 5: Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi yêu cầu sự lựa chọn (Alternative question) là câu hỏi đưa ra hai hoặc nhiều sự lựa chọn. Người nghe chỉ lựa chọn một đáp án để trả lời cho câu hỏi. Các đáp án thường được ngăn cách bởi từ “or”.
– Cấu trúc của Alternative question là:
- Wh-questions + [choice 1] + OR + [choice 2] ?
- Yes-No questions + [choice 1] + OR + [choice 2] ?
– Đối với dạng câu hỏi yêu cầu sự lựa chọn, người đọc sẽ lên giọng ở các lựa chọn đầu tiên và xuống giọng ở lựa chọn cuối cùng.
Ex:
- Which one do you prefer, tea or coffee?
(rising) (falling)
- Are you leaving on Monday, Tuesday or Friday?
(rising) (rising) (falling)
Rule 6: Câu liệt kê
Câu liệt kê (Listing sentence) là câu trần thuật giới thiệu một loạt các sự vật, hiện tượng. Các đối tượng được liệt kê thường được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc “and”.
– Cấu trúc của câu liệt kê: Statements + [item 1] , [item 2], ……..and [last item]
– với loại câu liệt kê, người nói sẽ lên giọng ở các đối tượng được liệt kê trước và hạ giọng ở đối tượng được nhắc đến cuối cùng trong danh sách, nhằm báo hiệu danh sách đã kết thúc.
Ex:
- I love to write, to read and to give comments.
(rising) (rising) (falling)
Rule 7: Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi (Tag questions) là câu hỏi được hình thành bằng cách thêm phần láy đuôi vào sau một mệnh đề trần thuật.
– Câu hỏi đuôi có hai thành phần là mệnh đề trần thuật và phần láy đuôi. Nếu mệnh đề trần thuật ở dạng khẳng định thì phần láy đuôi ở dạng phủ định và ngược lại, nếu mệnh đề trần thuật ở dạng phủ định thì phần láy đuôi ở dạng khẳng định.
– Cấu trúc của câu hỏi đuôi:
- Negative statement, + Positive Tag
- Negative statement, + Positive Tag
– Ở phần cuối của những câu hỏi này, bạn cũng cần lên giọng một chút để truyền tải thông tin mang ý nghĩa thẩm định lại người nghe về một thông tin nào đó.
Ex:
- John is your teacher, isn’t he?
(rising)
Hơi phức tạp đúng không, các bạn dùng vài lần là quen nghen!
Rule 8: Quy tắc ngữ điệu trong câu và cụm từ
Đây là một cảnh báo quan trọng nhưng khó nhớ.
Trong câu và những cụm từ, có nhiều từ được nhấn mạnh và cũng có nhiều từ bị lướt tốc độ, thậm chí là nó còn nhỏ đi bao gồm:
- Được nhấn mạnh : tức là chữ no tròn, được phát âm rõ và không được lướt bào gồm: danh động tính trạng từ, nghi vấn từ (who…), đại từ không có danh từ đi theo (That, This…), đại từ sở hữu (Mine, Yours…)
- Không được nhấn mạnh, đọc lướt: mạo từ, tobe (am, is…), trợ đồng từ (do, have…), động từ khiếm khuyết (can, must…), đại từ nhân xưng (I, you…), tính từ sở hữu (my, your), giới từ (to, from, in…), liên từ (and, but, or…), tính từ chỉ thị (this, that, these, those).
Rule 9: Quy tắc ngữ điệu thể hiện cảm xúc
– Khi thể hiện những cảm xúc tích cực như vui sướng, ngạc nhiên, hạnh phúc, bất ngờ,… chúng ta cần lên giọng ở những tính từ này.
Ex:
- Wow, that’s great! I’m so happy!
(rising) - Oh, really surprise!
(rising)
– Với các câu thể hiện tâm trạng tồi tệ, người nói thường hơi xuống giọng một chút. Khi đó, người nghe sẽ có cảm giác chuyện này rất tiêu cực và ảnh hướng không tốt đến người nói, hoặc rất nghiêm trọng.
Ex:
- I’m so sad. My mother scold me strictly.
(falling) - Oh my god! I’m dying.
(falling)
Áp dụng quy tắc ngữ điệu là một phần vô cùng quan trọng trong khi nói tiếng Anh nói chung và trong IELTS Speaking nói riêng. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn có thể hiểu hơn về hệ thống ngữ điệu của tiếng Anh thông qua các quy tắc. Từ đó giúp cho các bạn có thể luyện nói được tiếng Anh một cách tự nhiên và tương đồng với người bản xứ hơn.
Trên đây là những quy tắc cơ bản nhất về cách lên giọng, xuống giọng khi nói tiếng Anh bạn cần biết. Để tăng tính hiệu quả và áp dụng thành thạo những quy tắc ngữ điệu này, bạn cần thực hành nghe nói nhiều hơn, giao tiếp cùng bạn bè nhiều hơn. Đôi khi bạn có thể lồng ghép cảm xúc của mình qua ngữ điệu để tạo sự hấp dẫn cho bài nói. Điều này luôn được người bản ngữ đánh giá cao.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: