Câu Bị Động (Passive Voice) – Phần 2: Một số cấu trúc đặc biệt và các lưu ý khi sử dụng

Câu bị động (passive voice) mà một trong những cấu trúc ngữ pháp sử dụng phổ biến trong tiếng Anh. Nếu các bạn nắm vững kiến thức và vận dụng thành thạo câu bị động, các bạn sẽ cải thiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ này, không chỉ trong đời sống hằng ngày mà còn ở các bài thi đánh giá năng lực như TOEIC hoặc IELTS. Trong bài viết hôm nay, Anh ngữ UEC – địa chỉ học luyện thi IELTS tại Đà Nẵng sẽ chia sẻ với các bạn về cấu trúc, cách dùng cũng như cách tránh những lỗi thường gặp về Câu bị động (Passive voice).

Xem thêm: Modal Verb – Động Từ Khiếm Khuyết: Khái Niệm, Cấu Trúc, Cách Dùng

cau-bi-dong-passive-voice-p1

I. Một số cấu trúc câu bị động dạng đặc biệt thường gặp

1. Chuyển câu chủ động có sử dụng to-V thành câu bị động: S + V + Sb + to V + O  

* Cách 1: Nếu tân ngữ sau to V trong câu chủ động cũng chính là chủ ngữ trong câu bị động: 

    S + V + to be + pp + (by Sb)

Ví dụ:

  • I want you to teach me.
    I want to be taught by you.

* Cách 2: Nếu tân ngữ sau to V trong câu chủ động khác với chủ ngữ trong câu bị động:

    S + V + O + to be + pp + (by Sb)

Ví dụ:

  • I want him to repair my car
    I want my car to be repaired by him

* Cách 3: Có thể dùng Sb trong câu chủ động làm Chủ ngữ của câu bị động: 

    Sb + be + pp + to V + O

Ví dụ:

  • People don’t expect the police to find out the stolen money.
    The police aren’t expected to find out the stolen money.

2. Cấu trúc: S + V1 + V-ing + O + …    

    S + V + (that) + O + should be + pp + 

Ví dụ:

  • She suggests drinking wine at the party.
    She suggests that wine should be drunk at the party.

3. Cấu trúc: S + V1 + Sb + V-ing + O

    S + V + being + pp + O

Ví dụ:

  • She remember people taking her to the amusement park.
    She remember being taken to the amusement park.

II. Những lưu ý khi sử dụng câu bị động

1. Một số động từ không được dùng ở bị động.

Đối với các nội động từ mà không yêu cầu một tân ngữ nào thì không được dùng ở dạng bị động.

Ví dụ: My leg hurts.

2. Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.

Ví dụ: The US takes charge (Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm)

Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.

  • The bird was shot with the gun.
  • The bird was shot by the hunter.

3. Trong một số trường hợp “to be/to get + pp” không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:

a. Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.

  • Could you please check my mailbox while I am gone.
  • He got lost in the maze of the town yesterday.

b. Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy

  • The little boy gets dressed very quickly.
  • Could I give you a hand with these tires.
    No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.

4. Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.

  • to be made of: Được làm bằng (đề cập đến chất liệu làm nên vật)

Ví dụ: This table is made of wood

  • to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)

Ví dụ: Paper is made from wood

  • to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)

Ví dụ: This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.

  • to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)

Ví dụ: This soup tastes good because it was made with a lot of spices.

5. Phân biệt thêm về cách dùng marry và divorce trong 2 thể: chủ động và bị động.

Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get mariedget divorced trong dạng informal English.

Ví dụ:

  • Lulu and Joe married last week. (formal)
    → Lulu and Joe got maried last week. (informal)
  • After 3 very unhappy years they divorced. (formal)
    After 3 very unhappy years they got divorced. (informal)

Sau marry và divorce là một tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: 

    To marry / divorce s.b

Ví dụ:

  • She married a builder.
  • Andrew is going to divorce Carola.

Sau get married get divorced là một giới từ: 

    To get married / divorced with s.b

Ví dụ:

  • She got married to her childhood sweetheart.
  • He has been married to Louisa for 16 years and he still doesn’t understand her.

6. Vị trí các trạng từ trong câu bị động

Người dùng khi chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động cũng cần chú ý về vị trí của các loại trạng từ khác nhau, cụ thể:

  • Các trạng từ tần xuất (usually, always, often, sometimes, rarely, never, regularly) và trạng từ chỉ cách thức (quickly, beautifully, slowly,…) được đặt giữa động từ tobe và quá khứ phân từ
  • Các trạng từ chỉ thời gian (yesterday, two years ago, at 7 A.M, last year,…): đặt sau “by + O”
  • Các trạng từ chỉ nơi chốn (in the park, at school, in the garden,…): đặt trước “by + O” 

Trên đây là kiến thức bài học về Câu bị động (Passive voice) trong tiếng Anh hi vọng sẽ giúp các bạn có thể học tiếng Anh được hiệu quả hơn, sử dụng thành thạo thể câu bị động trong tiếng Anh ở nhiều mục đích khác nhau và tránh gặp phải những lỗi không mong muốn. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần dành thời gian luyện tập để có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai thể câu chủ động và câu bị động.

Chúc các bạn học tập và ôn luyện thật tốt!

Xem thêm:

>> Giao tiếp Tiếng Anh: 9 Quy tắc ngữ điệu

>> “Tất tần tật” các dạng bài IELTS Writing task 2

DMCA.com Protection Status