6 bước làm dạng bài COMPLETION trong IELTS Listening – Phần 3

Dạng bài Completion trong IELTS Listening (điền vào chỗ trống) là một dạng khá phổ biến trong bài thi IELTS Listening. Tuy nhiên, dạng bài Completion trong IELTS Listening này lại có khá nhiều biến thể và mỗi loại biến thể lại cần những lưu ý khác nhau. Để giúp cho các bạn ôn luyện tốt nhất cho kỳ thi IELTS của mình, đặc biệt là phần Nghe – Điền từ, Anh ngữ UEC – địa chỉ học luyện thi IELTS uy tín tại Đà Nẵng sẽ hướng dẫn các bạn các bước để làm dạng đề Completion trong IELTS Listening và các lưu ý cho từng dạng biến thể của dạng Completion này.

completion-trong-ielts-listening-p3

Trong phần thứ 2 của “Dạng bài Completion trong IELTS Listening”, chúng ta đã tìm hiểu các bước làm bài và lưu ý cho dạng bài Table Completion và Flowchart Completion. Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cụ thể hơn 2 dạng nữa, đó là: Summary CompletionNote Completion trong IELTS Listening và đưa ra một số điểm các bạn cần lưu ý để ôn tập một cách tốt nhất nhé!

I. Các bước chung làm dạng bài Completion trong IELTS Listening

Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số từ cao nhất có thể điền

Bước 2: Đọc tiêu đề (nếu có)

Bước 3: Gạch chân Keywords

completion-trong-ielts-listening-p3

Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào

Bước 5: Nghe và lựa chọn đáp án

Bước 6: Kiểm tra đáp án

Xem thêm: 6 bước làm dạng bài COMPLETION trong IELTS Listening – Phần 1

II. Lưu ý cho từng dạng đề Completion trong IELTS Listening

3. Summary Completion 

a. Tổng quan về dạng đề Summary Completion trong IELTS Listening 

Summary Completion là dạng điền từ vào một đoạn văn tóm tắt về một chủ đề nào đó. Summary thường sẽ chứa đựng ý kiến hoặc các thông tin cơ bản về chủ đề đó. Đây là một dạng khá khó nên thí sinh cần tập trung ôn luyện thật kỹ dạng này. Đề bài sẽ yêu cầu bạn phải điền từ còn thiếu vào chỗ trống hoặc bạn chọn đáp án từ danh sách cho trước.

Dạng thông tin này thường là đoạn độc thoại và xuất hiện trong section 4, phần cuối cùng của bài test.

Dưới đây là một ví dụ về loại bài Summary Completion:

completion-trong-ielts-listening-p3-1

b. Các bước làm dạng đề Summary Completion

  • Bước 1. Phân tích và hiểu chính xác yêu cầu đề bài

Đây là một bước không thể thiếu dù bạn làm bất kỳ dạng bài IELTS Listening nào. 

Bạn cần đọc kỹ đề để biết thêm những chỉ dẫn hoặc yêu cầu cụ thể khác như số lượng từ/chữ số cho phép là bao nhiêu (chẳng hạn như “NO MORE THAN 3 WORDS OR A NUMBER” thì bạn chỉ có thể điền tối đa 3 từ hoặc 1 chữ số, nếu câu trả lời của bạn chứa 4 từ hoặc 2 chữ số thì đó chắc chắn là đáp án sai). Rất nhiều thí sinh xem nhẹ phần này, để rồi sau đó mất điểm lãng phí bởi những sự thừa chữ cực kỳ đáng tiếc.

  • Bước 2. Đọc tiêu đề của Summary

Tương tự như dạng Form và Flowchart Completion trong IELTS Listening, hầu hết các Summary đều có tiêu đề. Các bạn cần đọc và hiểu được tiêu đề để có thể đoán được chủ đề và ngữ cảnh mình chuẩn bị nghe. 

  • Bước 3. Tìm các keywords quan trọng

Khi người bản ngữ nói họ thường nhấn vào keyword và chúng ta cần phải “bắt” được chính xác các từ này để hiểu họ nói gì. Đừng cố gắng nghe tất cả mọi thứ, mọi từ trong câu mà hãy tập trung vào keyword để hiểu nội dung tổng thể và thông tin mà người nói muốn truyền đạt là gì. Ở dạng bài này, keyword chính là các từ xung quanh chỗ trống cần điền.

  • Bước 4. Dự đoán từ cần điền

Với dạng Table Completion, các bạn thường không phải nghe về ngày tháng, địa chỉ,…nên hầu như không cần phải điền cả số và chữ vào một số chỗ trống. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý về việc thêm “s” vào các danh từ số nhiều và việc không được ghi thêm đơn vị nếu đề đã cho trước.

  • Bước 5. Nghe và làm bài

Với bài nghe dạng Summary Completion, các thông tin trong bài thường sẽ được paraphrased lại bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc thay đổi cả cấu trúc câu. Tuy nhiên, từ được điền vào luôn là từ được đọc trong đoạn băng, không cần bất kỳ sự thay đổi nào. 

  • Bước 6. Kiểm tra lại đáp án

Các bạn cần kiểm tra mình đã viết đúng chính tả của các từ chưa, số từ có dư hay thiếu gì không… 

c. Một vài lưu ý cho dạng Summary Completion trong IELTS Listening

– Bạn nên check kỹ xem đáp án của mình có cần “s” hay không, vì nếu viết thừa hoặc viết thiếu thì câu trả lời của bạn cũng sẽ bị tính là sai. Khi không nghe được trong băng, bạn có thể xác định câu trả lời của mình có cần “s” hay không bằng cách:

  • Phân biệt danh từ đếm được và không đếm được
  • Dựa vào tín hiệu xung quanh: động từ đi kèm & danh từ đứng trước ở dạng liệt kê
  • Khi có âm “s” đứng giữa thường là sở hữu cách

– Ngoài ra, với các thông từ và các từ ngữ được cho sẵn, hãy cố gắng hiểu và liên tưởng đến các synonymes hoặc paraphrases có thể được sử dụng để khi bắt đầu nghe, bạn không bị bỡ ngỡ bởi những từ ngữ khác với đoạn tóm tắt.
– Chú ý distractors: Distractors trong dạng bài này thường nằm ở cách nói của speaker. Distractors thường chứa thông tin đúng hoặc gần đúng với thông tin đúng bạn cần điền, tuy nhiên sau đó thông tin đó sẽ bị thay đổi/đính chính lại bằng các từ như however, but, apart from, except,…

5. Note Completion 

a. Tổng quan về dạng đề Note Completion trong IELTS Listening

Note Completion là dạng bài yêu cầu điền vào chỗ trống để hoàn thành một đoạn tóm tắt cho trước. Đây cũng là một trong những dạng bài xuất hiện thường xuyên nhất trong gần như mọi bài thi IELTS Listening. Dạng Note Completion chủ yếu xuất hiện trong Section 2 và Section 4. 

Đề bài có dạng một đoạn tóm tắt cho một bài giảng/đoạn hội thoại, có một tiêu đề lớn và nhiều đề mục nhỏ bên dưới. Đề bài yêu cầu bạn điền đáp án đúng vào chỗ trống để hoàn thành đoạn tóm tắt cho trước. Đáp án đúng có thể được thể hiện dưới dạng chữ cái và/hoặc số, vì vậy bạn cần phải đọc kỹ đề bài. 

Dưới đây là một ví dụ về dạng bài Note Completion:

completion-trong-ielts-listening-p3-3

b. Các bước làm dạng đề Note Completion

  • Bước 1. Phân tích và hiểu chính xác yêu cầu đề bài

Đây là một bước không thể thiếu dù bạn làm bất kỳ dạng bài IELTS Listening nào.

    • ONE WORD ONLY – Điền một từ duy nhất

Bạn chỉ được phép được điền một từ duy nhất.Ví dụ: Nếu điền là “a pen” câu trả lời của bạn sẽ là sai, phải viết là “pen”

    • ONE WORD AND/OR A NUMBER – Điền một từ và/ hoặc một số

Câu trả lời của bạn có thể là một từ, một số, hoặc một từ và một số. Ví dụ: September, hoặc 12th, hoặc 12th September

    • NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER – Điền không quá hai từ và/hoặc một số

Câu trả lời của bạn có thể là một từ, một số, một từ và một số, hai từ, hai từ và một số. Ví dụ: 15 Bank Road. Nếu như bạn nhìn thấy chỉ dẫn này, thì phần lớn các câu trả lời đều là hai từ hoặc hai từ và một số. 

    • NO MORE THAN THREE WORDS – Điền không quá ba từ

Câu trả lời của bạn có thể là một từ, hai từ hoặc ba từ. Nếu bạn nhìn thấy chỉ dẫn này, thì phần lớn các câu trả lời đúng đều là điền ba từ. Rất nhiều thí sinh xem nhẹ phần này, để rồi sau đó mất điểm lãng phí bởi những sự thừa chữ cực kỳ đáng tiếc. 

  • Bước 2.Đọc tiêu đề của Note

Hầu hết các Note đều có tiêu đề. Các bạn cần đọc và hiểu được tiêu đề để có thể đoán được chủ đề và ngữ cảnh mình chuẩn bị nghe. 

  • Bước 3. Tìm các keywords quan trọng

Đừng cố gắng nghe tất cả mọi thứ, mọi từ trong câu mà hãy tập trung vào keyword để hiểu nội dung tổng thể và thông tin mà người nói muốn truyền đạt là gì. Ở dạng bài này, keyword chính là các từ xung quanh chỗ trống cần điền. Các bạn cũng cần nên chú ý đến các từ in đậm (nếu có), vì chúng sẽ cung cấp nội dung chính cho các câu phía dưới.  

  • Bước 4. Dự đoán từ cần điền

Xem thêm: IELTS Listening: Phương pháp Note-taking 3 bước cho dạng bài Multiple choice

  • Bước 5. Làm bài

Bài nói thường sẽ mang tính chất học thuật hơn và “khó nhai hơn” các dạng bài khác. Tuy nhiên, những từ điền vào chỉ thường sẽ là những từ phổ thông nên. Các bạn cũng cần tập trung nghe và để ý đến các tử chuyển ý như first/ second/ in addition, finally/ to conclude,… để có thể theo dõi bài nghe một cách tốt nhất.

  • Bước 6. Kiểm tra lại đáp án

Các bạn cần kiểm tra mình đã viết đúng chính tả của các từ chưa, số từ có dư hay thiếu gì không…

Với các bước hướng dẫn làm bài dạng Completion trong IELTS Listening UEC đã chia sẻ ở trên, cùng với những chú ý để làm bài cho mỗi biến thể của dạng Completion, hy vọng các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi IELTS sắp tới của mình. Tuy nhiên, các bước làm bài trên có thể khác nhau cho mỗi bạn. Do đó, các bạn cần tham khảo, thử nghiệm và chọn ra phương pháp phù hợp cho bản thân mình nhất để có thể đạt được điểm số mà mình mong muốn nhé!

Chúc các bạn ôn luyện thật tốt!

Xem thêm:

>> IELTS Writing – Các lỗi ngữ pháp thường gặp Band 3.0-5.0 (Phần 2) 

>> IELTS Writing – Các lỗi ngữ pháp thường gặp Band 3.0-5.0 (Phần 1)

>> 6 bước làm dạng bài COMPLETION trong IELTS Listening – Phần 1

>> 3 bước làm dạng bài FILL IN THE BLANK trong Listening

DMCA.com Protection Status